Monday, July 9, 2018

Một số bài viết của Giáo sư Lương Văn Hy đăng trên tạp chí khoa học và báo chí ở Việt Nam



Dưới đây là một số bài viết của GS. TS. Lương Văn Hy đã in trong sách, đăng trên tạp chí khoa học và báo chí ở Việt Nam về các vấn đề nghiên cứu, đào tạo nhân học, di dân nông thôn, phân tích diễn ngôn,… Các anh, chị quan tâm có thể đọc tại đây:

1. Lương Văn Hy. 2004. Di dân từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam: câu chuyện của hai miền, tr.548-566. Việt Nam học - Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ hai - Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: truyền thống và hiện đại. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Lương Văn Hy. 2011. “Đào tạo nhân học trong các đại học ở Bắc Mỹ Châu: một cái nhìn so sánh với Việt Nam”. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 14, số X3, tr.65-78.

3. Lương Văn Hy & Trương Huyền Chi. 2012. “Thương thảo để tái lập và sáng tạo “truyền thống”: Tiến trình tái cấu trúc lễ hội cộng đồng tại một làng Bắc Bộ, trong Những thành tựu nghiên cứu bước đầu của khoa Nhân học, tr.235-279. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

4. Lương Văn Hy. 2015. “Văn hoá học và nhân học văn hoá trong môi trường học thuật Anh ngữ: nhìn từ góc độ lịch sử học thuật”. Tạp chí Văn hóa học, số 2 (18), tr.3-15.

5. Luong Van Hy. 2016. “Cultural Hybridity and Postmodernism: Vietnam and the West” [Tính hỗn dung trong văn hóa và lý thuyết hậu hiện đại: Việt Nam và Tây phương”. VNU Journal of Science, Vol. 32, No. 1S. pp.61-67.

6. Lương Văn Hy. 2012. Phân tích diễn ngôn. Bài nói chuyện trong chương trình Café học thuật ngày 21/12/2012 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, đăng trên sociallife.vn.
Đọc tại đây: Phân tích diễn ngôn

7. Lương Văn Hy. 2012. Hy vọng vào tương lai của Nhân học Việt Nam, bài phỏng vấn GS. Lương Văn Hy nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Nhân học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 do Bùi Trần Ca Dao thực hiện.

8. Lương Văn Hy. 2016. Chính sách Khoa học Xã hội tại Canada, đăng trên Tạp chí Tia Sáng, ngày 20/9/2016.

9. Lương Văn Hy. 2017. Cần thẩm định quốc tế cho chức danh GS, PGS, đăng trên Tạp chí Tia Sáng, ngày 06/03/2017

10. Lương Văn Hy. 2018. Những khác biệt giữa giáo sư Việt Nam và Mỹ, Canada, đăng trên Báo điện tử Vnexpress.net, ngày 05/3/2018.

11. Lương Văn Hy. 1998. Sức mạnh của ngành dệt may Việt Nam: Các cơ chế quản lý sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam, tr.151-175. Việt Nam học - Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất. Hà Nội.

“Nhân học giúp hiểu rõ những động thái thay đổi đời sống và cho phát triển như thế nào? Giới làm chính sách, giới trí thức ở Việt Nam, và xã hội Việt Nam nói chung, có thể chưa hình dung ra được câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên về đóng góp của nhân học, của các nhà nhân học và sinh viên tốt nghiệp ngành nhân học cho tiến trình phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhưng ở Tây phương thì nhiều người có vai trò trong xã hội thấy rõ câu trả lời cho câu hỏi trên. Một minh chứng cụ thể là trường hợp TS. Jim Yong Kim, một bác sĩ có bằng tiến sĩ về Nhân học, hiện nay là Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Trong ngân hàng này, thì ngoài những nhà kinh tế còn có không ít các nhà nhân học. Cách đây một thập niên đã có hơn 100 nhà nhân học làm việc tại Ngân hàng Thế giới.

Khi nói đến ngân hàng, thì người Việt và nhiều người khác nữa nghĩ ngay đến tiền tệ, đến kinh doanh, hay kinh tế. Khi nói đến phát triển thì nhiều người nghĩ ngay đến mức tăng tổng sản phẩm quốc gia hay tăng của cải vật chất, đến thu nhập bình quân đầu người, và đến lãnh vực kinh tế. Tuy nhiên, phát triển không chỉ là tăng tổng sản phẩm quốc gia, tăng của cải vật chất, mà còn là tăng mức an sinh của con người (human welfare). Nếu tăng của cải vật chất, nhưng chi phí cho sức khỏe tăng lên hơn nhiều vì ô nhiễm nghiêm trọng, rủi ro bệnh tật tăng cao và dịch vụ sức khỏe quá đắt đỏ, thì tổng sản lượng chia theo bình quân đầu người có thể tăng gấp 2 trong 10 năm nhưng an sinh không chắc đã tăng, và trong trường hợp này thì phát triển có vấn đề nghiêm trọng. Để phát triển được bền vững thì không thể không quan tâm đến môi trường sống, đến y tế, giáo dục. Những yếu tố này một mặt là phần thiết yếu của an sinh con người, một mặt khác, là những yếu tố đóng góp vào việc tăng chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển và chiến lược phát triển. Và đằng sau những cái vế này chính là hành vi hay cách ứng xử của con người, hệ giá trị và thể chế do con người kiến tạo, hay nói khác đi, đằng sau những cái vế này là văn hóa, vốn là một trọng tâm nghiên cứu của ngành nhân học.” - GS. TS. Lương Văn Hy

(Trích trong bài Dẫn nhập “Toàn cầu hóa, Văn hóa địa phương và Phát triển”, của GS. TS. Lương Văn Hy, in trong Toàn cầu hóa, Văn hóa địa phương và Phát triển: Cách tiếp cận Nhân học, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.7-8)

Nguyễn Mạnh Tiến | manhtiennhanhoc.blogspot.com

1 VÀO ĐÂY ĐỂ BÌNH LUẬN:

  1. Cám ơn Anh đã tổng hợp và chia sẽ :") em an.

    ReplyDelete