Monday, July 27, 2015

Về tôi

Chào mừng và cảm ơn bạn đã ghé thăm blog!


Đây là trang nhà của Nguyễn Mạnh Tiến. 


Nguyễn Mạnh Tiến, sinh năm 1989, quê Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định. Hiện đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh.

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Cử nhân Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, 2011.
Các khóa đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn:
  1. Nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên cao đẳng và đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, Chứng chỉ, 2011.
  2. Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Chứng chỉ, 2012.
  3. Quản lý con người, Trường Doanh nhân PACE, Chứng nhận, 2012.
  4. Phương pháp luận sáng tạo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, Chứng nhận, 2013.
  5. Đào tạo, huấn luyện và truyền kinh nghiệm, Trường Doanh nhân PACE, Chứng nhận, 2013.
  6. Phương pháp giảng dạy chủ động nâng cao, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, Chứng nhận, 2014.
  7. Cán bộ quản lý Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chứng nhận, 2018.
  8. Saemaul Training Program, Saemaul Globalization Foundation, Republic of Korea, Certificate of Completion, 2019.
  9. Company Saemaul Training for Trainers, Saemaul Foundation, Republic of Korea, Certificate of Completion, 2023.
QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
  1. 11/2011 - 9/2018: Nghiên cứu độc lập.
  2. 10/2018 - 8/2023: Nghiên cứu viên, Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.
  3. 9/2023 - Hiện nay: Nghiên cứu độc lập.
LĨNH VỰC QUAN TÂM
  1. Nhân học phát triển, nhân học du lịch, nhân học kinh tế, nhân học kinh doanh.
  2. Phát triển nông thôn, chương trình OCOP, du lịch nông thôn, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các chương trình mục tiêu quốc gia.
  3. Những vấn đề về đời sống đương đại, phát triển bền vững.
BÀI VIẾT ĐÃ XUẤT BẢN
  1. Huỳnh Ngọc Thu, Nguyễn Mạnh Tiến, Tung lò mò: Sản phẩm OCOP mang tính Islam của người Chăm ở An Giang, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Số 1 (199) 2022, tr.44-49.
  2. Nguyễn Mạnh Tiến, Ở lại hay trở về: chiến lược đời sống của công nhân, in trong sách Đời sống xã hội Việt Nam đương đại (Tập 1) Tình cảnh sống của người công nhân: thân phận, rủi ro và chiến lược sống, Nhiều tác giả, PGS. TS. Nguyễn Đức Lộc (Chủ biên), NXB Tri thức, 2015.
  3. Nguyễn Đức Lộc, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Mạnh Tiến, Thương thảo tập thể về lợi ích bảo hiểm xã hội của công nhân từ sự kiện đình công ở công ty Pou Yuen, in trong sách Đời sống xã hội Việt Nam đương đại (Tập 1) Tình cảnh sống của người công nhân: thân phận, rủi ro và chiến lược sống, Nhiều tác giả, PGS. TS. Nguyễn Đức Lộc (Chủ biên), NXB Tri thức, 2015.
CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐỀ ÁN/DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

Tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

  1. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển tải các giá trị nhân văn vào sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các vùng dân tộc thiểu số Nam Bộ, Nhiệm vụ cấp Quốc gia, Mã số: 23/HĐ-KHCN-NTM, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. PGS. TS. Huỳnh Ngọc Thu (Chủ nhiệm), 2021-2022, Thành viên chính.
  2. Tính chân thật của biểu diễn cồng chiêng của người Lạch trong du lịch tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, TS. Trương Thị Thu Hằng (Chủ nhiệm), 2017-2018, Tham gia.
  3. Life courses of Vietnamese GI-children: a comparative pilot study of three cohorts using SenseMaker and Cognitive Edge methodology, University of Birmingham, UK, Sabine Lee, Prof. PhD (Principal Investigator), 2016-2018, Interviewer.
  4. Nghiên cứu xây dựng cơ chế kết hợp giữa bảo tồn cảnh quan - đa dạng sinh học và không gian văn hóa tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. Mã số: ĐTĐL.XH.11/15, thuộc Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cáp quốc gia. TS. Vũ Ngọc Long (Chủ nhiệm), 2015-2018, Tham gia.
  5. Vai trò của một số định chế xã hội phi chính thức đối với sự phát triển bền vững Tây Nguyên, Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KHCN-TN3/11-15, mã số TN3/X21, TS. Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ nhiệm), 2014-2015, Tham gia.
  6. Kinh tế hộ gia đình nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Nghiên cứu trường hợp nông dân trồng lúa ở tỉnh An Giang), Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2014, Thành viên.
  7. Hoạt động thương hồ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: truyền thống và biến đổi, Đề tài do Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia - Nafosted tài trợ, GS. TS. Ngô Văn Lệ (Chủ nhiệm), 2013-2014, Tham gia.
  8. Quản lý rủi ro của người công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Dương), Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, PGS. TS. Nguyễn Đức Lộc (Chủ nhiệm), 2013-2014, Tham gia.
  9. Hiện trạng, mức độ tiếp cận phúc lợi xã hội của công nhân tỉnh Bình Dương và đề xuất mô hình hợp lý, Đề tài Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương, PGS. TS. Nguyễn Đức Lộc (Chủ nhiệm), 2011-2013, Tham gia.
  10. Tâm thức của nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề thủ công truyền thống ở làng dệt chiếu (Nghiên cứu trường hợp làng dệt chiếu Bình An, Phường 6, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh), Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, Vũ Minh Hiếu (Chủ nhiệm), 2009-2010, Thành viên.
  11. Di dân và Sinh kế (Nghiên cứu trường hợp người Khmer trong khu vực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, 2009-2010, Chủ nhiệm.
Tham gia xây dựng các Đề án, tư vấn, tập huấn Chương trình OCOP

  1. Gói thầu số 01: Dịch vụ tư vấn, tập huấn, đào tạo cán bộ thực hiện chương trình OCOP các cấp, cá nhân tham gia chu trình OCOP tại các huyện, thành phố và thuê chuyên gia tổ chức thi, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên, Nhiệm vụ cấp tỉnh, tỉnh Ninh Thuận, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2022, Thành viên chính.
  2. Gói thầu: Thực hiện khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp thị các sản phẩm OCOP sau 03 năm công nhận, Nhiệm vụ cấp tỉnh, tỉnh Đồng Tháp, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2022, Thành viên chính.
  3. Gói thầu số 02: Tổ chức đánh giá, thi cấp huyện, hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng cẩm nang sản phẩm OCOP và sơ kết OCOP thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Nhiệm vụ cấp tỉnh, tỉnh Ninh Thuận, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2020, Thành viên.
  4. Gói thầu số 03: Tổ chức đánh giá, thi cấp tỉnh và đưa sản phẩm OCOP Ninh Thuận (đạt từ 3-5 sao) tham gia đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP cấp Quốc gia thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Nhiệm vụ cấp tỉnh, tỉnh Ninh Thuận, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2020, Thành viên.
  5. Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, Đề án cấp tỉnh, tỉnh Ninh Thuận, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2018, Thành viên.
  6. Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Long An giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, Đề án cấp tỉnh, tỉnh Long An, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2018, Thành viên.
Tham gia tư vấn, xây dựng các Đề án Làng Văn hóa du lịch
  1. Đề án Làng Văn hóa du lịch Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, Đề án cấp tỉnh, tỉnh Cà Mau, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2020-2021, Thành viên chính.
  2. Đề án Làng Văn hoá du lịch Chợ Lách giai đoạn 2020 - 2021 và định hướng đến 2025, Đề án cấp tỉnh, tỉnh Bến Tre, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2019-2020, Thành viên chính.
Tham gia tư vấn các Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
  1. Dự án Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo thịt tại Hợp tác xã Nông nghiệp An Hòa Thạnh, Dự án cấp huyện, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2020-2022, Thành viên chính.
  2. Dự án Liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo thịt an toàn sinh học tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tân Phước, Dự án cấp huyện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2020-2022, Thành viên chính.
  3. Dự án chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm gà ác và sản phẩm chim cút trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Dự án cấp tỉnh, tỉnh Tiền Giang, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2021, Thành viên chính.
  4. Dự án Xây dựng giá trị tăng thêm cho các sản phẩm nông nghiệp của huyện Cần Đước giai đoạn 2018-2020, Dự án cấp huyện, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan (Chủ nhiệm), 2018-2020, Thành viên chính.
TẬP HUẤN, BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
  1. Tập huấn Chuyên đề “Hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị: Mô hình và chính sách” và Chuyên đề “Hướng dẫn xây dựng dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, tại Chương trình tập huấn cho Đội ngũ cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP và Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh phối hợp Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong tổ chức, tháng 10/2024.
  2. Báo cáo Chuyên đề “Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm OCOP” cho hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, do nhóm nghiên cứu Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành tổ chức, tháng 4/2024.
  3. Tập huấn 05 lớp “Tập huấn, đào tạo Cán bộ thực hiện Chương trình OCOP các cấp, chủ thể sản xuất tham gia chu trình OCOP”, thuộc chương trình OCOP tỉnh Ninh Thuận năm 2022, tháng 11-12/2022.
  4. Báo cáo Chuyên đề “Bộ giáo trình Saemaul và những ứng dụng trong việc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam” cho sinh viên Phân hiệu Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tại Bến Tre và sinh viên Trường Đại học Đà Lạt; cùng các cán bộ phụ trách nông thôn mới tại các huyện và Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bến Tre và tỉnh Lâm Đồng, do Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong tổ chức, tháng 6/2022.
  5. Tập huấn 11 lớp “Hướng dẫn bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”, và “Thực hành đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP”, tại chương trình Tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang năm 2022, tháng 4/2022.
  6. Báo cáo Chuyên đề “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với sản phẩm nông nghiệp” cho các đoàn viên, thanh niên huyện Hóc Môn trong Chương trình Trí thức khoa học trẻ tình nguyện do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Thành Đoàn TP. HCM tổ chức, tháng 3/2022.
  7. Tập huấn Chuyên đề 8: “Hướng dẫn bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”, trong Chương trình Chuỗi tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021, do Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức, tháng 10/2021.
  8. Tập huấn lớp “Lập hồ sơ sản phẩm tham gia chương trình OCOP”, trong chương trình Tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Tây Ninh năm 2020, tháng 11/2020.
  9. Tập huấn 07 lớp “Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và Tổ Tư vấn giúp việc Hội đồng cấp huyện”, thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tháng 9/2020.
  10. Tập huấn 02 lớp “Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm và hướng dẫn ghi hồ sơ sản phẩm OCOP”, thuộc Chương trình Tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang năm 2020, tháng 6/2020.
  11. Tập huấn 04 lớp “Chương trình OCOP, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP”, thuộc Chương trình Tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp năm 2020, tháng 6/2020.
  12. Tập huấn lớp “Chương trình OCOP, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cho tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP”, thuộc Chương trình Tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Nai năm 2020, tháng 5/2020.
  13. Tập huấn 02 lớp “Chương trình OCOP và ý tưởng kinh doanh, tư vấn cộng đồng phát triển sản phẩm OCOP” cho cán bộ thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh triên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai năm 2019, tháng 12/2019.
  14. Tập huấn 03 lớp “Chương trình OCOP, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện” tại tỉnh Bạc Liêu năm 2019, tháng 10/2019.
  15. Tập huấn 11 lớp “Chương trình OCOP, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện” tại tỉnh Sóc Trăng năm 2019, tháng 7/2019.
  16. Tập huấn lớp “Hướng dẫn lập hồ sơ sản phẩm tham gia chương trình OCOP”, thuộc Chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2019, tháng 5/2019.
GIẢI THƯỞNG
  1. Đồng tác giả (tập 1), Giải thưởng Giải sách hay 2018, Hạng mục: sách nghiên cứu; Thể loại: sách viết. Tác phẩm: Đời sống xã hội Việt Nam đương đại (3 tập).
  2. Tác giả đạt giải Khuyến khích, Giải thưởng sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, năm 2010.
  3. Đồng tác giả đạt giải Nhì, Giải thưởng sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, năm 2010.
© Mọi liên hệ xin gửi về: Nguyễn Mạnh Tiến, Email: manhtiennhanhoc@gmail.com

Nguyễn Mạnh Tiến | manhtiennhanhoc.blogspot.com


0 VÀO ĐÂY ĐỂ BÌNH LUẬN:

Post a Comment