Sunday, September 6, 2015

Loại hình sống Dân tộc học


"Những tổ sư của ngọn nguồn của bộ môn Nhân học thế giới, bằng chính cuộc đời mình họ đã tạo ra một quan điểm độc đáo riêng và sâu sắc về Dân tộc học và người làm nghề Dân tộc học. Những người làm nghiên cứu Dân tộc học với những người làm các môn khoa học khác có một sự khác biệt lớn, thậm chí cơ bản, đó chính là các quan sát.

Các nhà sinh vật học hay vật lý học chẳng hạn chỉ có thể đứng bên ngoài đối tượng để xem xét, nhìn nhận, nghiên cứu, đánh giá một cách lạnh lùng. Bởi vì như chúng ta thường nói vi trùng thì không biết xấu hổ, nhưng con người thì khác, nhà Dân tộc học lại khác, anh ta nhất thiết phải tự đánh chìm mình vào đối tượng, tức là con người trong chính các mối quan hệ của môi trường sống của họ, anh phải nhìn được họ từ bên trong, thậm chí không phải nhìn mà là cảm, cảm bằng toàn bộ của cơ thể và nhập thân hoàn toàn, biến mình thành chính họ. Không thể đem thế giới quan của một người bên ngoài với những chuẩn mực giá trị hoàn toàn khác để đo đếm, định lượng và định chất cuộc sống cùng với giá trị nội tại của một cộng đồng địa phương...

... Dân tộc học đối với ta không chỉ là một nghề, mà đó là toàn bộ cuộc đời ta. Ta không phải là người nắm giữ tri thức mà là cầu nối giữa tri thức và cộng đồng, giữa văn hóa và xã hội, theo một cách nào đó, không phải chúng ta đi điền dã là đi khai thác thông tin. Chúng ta đến nhập thân vào cuộc sống cộng đồng, tự đánh chìm mình đến mất tăm trong đó..."

Xin mời nghe bài viết và giọng đọc của PGS. TS. Nguyễn Đức Lộc tại đây:



0 VÀO ĐÂY ĐỂ BÌNH LUẬN:

Post a Comment